Episodes

  • Tại sao Mặt Trời có thể cháy liên tục mà không cần oxy?
    May 7 2023
    Mặt Trời là một trong những thiên thể quan trọng nhất trong vũ trụ, là một trong những yếu tố then chốt để con người tồn tại. Ảnh hưởng của Mặt Trời lên Trái Đất rất đa dạng, bao gồm sự chuyển động của Trái Đất, khí hậu, hệ sinh thái... Mặt Trời có thể tiếp tục cháy vì áp suất và nhiệt độ mạnh bên trong nó, khiến cho các phản ứng vật lý đặc biệt xảy ra mà không cần phụ thuộc vào oxy.
    Show more Show less
    6 mins
  • Tầng ozone bị phá hủy từ 3-5% sau vụ cháy rừng "Mùa hè Đen tối"
    May 5 2023
    Phát hiện này đã làm dấy lên mối lo ngại rằng việc "vá" lỗ hổng hiện có trên tầng ozone có thể mất nhiều thời gian hơn do biến đổi khí hậu đang làm trầm trọng thêm các vụ cháy rừng. Ngoài ra, những tổn thất này cũng làm lu mờ những lợi ích đạt được từ Nghị định thư Montreal ký năm 1987, theo đó các bên tham gia nghị định đã đồng ý loại bỏ dần các chất gây hại cho tầng ozone. Tầng ozone nằm cách bề mặt Trái Đất khoảng 15-35 km và bảo vệ con người khỏi các tia UV có hại của Mặt Trời. Phần mỏng nhất của tầng ozone - được gọi là "lỗ thủng tầng ozone" – nằm ở Nam Cực. Mỗi năm, lỗ hổng đó có thể mở rộng hoặc thu hẹp nhưng trong những tháng sau vụ cháy rừng "Mùa hè Đen tối", nó đã mở rộng thêm khoảng 2,5 triệu km2. Quy mô khủng khiếp của vụ cháy rừng này đã khiến khói bay vào tầng bình lưu và gây phản ứng hóa học mà về cơ bản là "kích hoạt" một số hợp chất phá hủy tầng ozone đã tồn tại sẵn trước đó.
    Show more Show less
    3 mins
  • Vì sao đốt 10 cân than mà chỉ còn lại 1 cân tro?
    May 3 2023
    ổi. Định luật này có nghĩa là vật chất không thể tự mất đi cũng như không thể tự tăng lên. Nói cách khác, vật chất trong tự nhiên luôn không thay đổi, nhưng nó sẽ chuyển hóa giữa các dạng khác nhau. Vật chất sẽ không biến mất dựa trên "Định luật bảo toàn vật chất". Theo định luật này, vật chất không tự sinh ra cũng như không tự mất đi hoàn toàn mà chỉ chuyển hóa thành các dạng khác. Ví dụ, trong một phản ứng hóa học, sự hình thành và phá vỡ liên kết hóa học sẽ gây ra sự sắp xếp lại của các loại hóa chất, nhưng tổng khối lượng sẽ không thay đổi.
    Show more Show less
    4 mins
  • Tại sao những con gấu lại ngồi thất thần bên vệ đường?
    May 1 2023
    Đã có nhiều báo cáo cho rằng người ta nhìn thấy những con gấu ở vùng hoang dã có hành vi bất thường, như đứng, ngồi bất động trong thời gian dài ở những địa điểm cụ thể. Chúng dường như không làm gì ngoài việc ngắm nhìn những phong cảnh đẹp như tranh vẽ của hoàng hôn, hồ nước và núi non. Có rất ít lời giải thích về lý do tại sao gấu lại thể hiện hành vi như vậy, ngoài giả thuyết rằng chúng chỉ đơn giản thấy những khung cảnh như vậy là đẹp mắt và muốn ngắm nhìn.
    Show more Show less
    3 mins
  • Tại sao các nhà khoa học cho rằng ngôi sao HD 140283 đã tồn tại trước khi vũ trụ được hình thành?
    Apr 29 2023
    Năm 2000, dựa trên dữ liệu đo được bởi vệ tinh Hipparcos của Cơ quan Thiên văn Châu Âu, ngôi sao HD140283 được tính toán có tuổi thọ lên tới 16 tỷ năm. Con số này đặt ra một vấn đề rất lớn đối với các nhà thiên văn học, bởi vì thời gian tồn tại của vũ trụ, được tính từ bức xạ nền vi sóng, là 13,8 tỷ năm. Đây được gọi là "nghịch lý tuổi tác" trong thiên văn học. Do đó, ngôi sao này đã được đặt theo tên của Methuselah, người đàn ông sống lâu nhất trong Kinh thánh - sống đến 969 tuổi. Về cơ bản, ngôi sao này được cấu tạo từ hydro và heli, bên trong hầu như không có sắt, điều này phù hợp với tuổi thọ lâu dài của nó, khi ngôi sao này được hình thành, sắt vẫn là một vật chất quý hiếm trong vũ trụ. Nhưng làm thế nào mà một ngôi sao có thể tồn tại lâu hơn toàn bộ vũ trụ hơn 2 tỷ năm?
    Show more Show less
    7 mins
  • Tất cả chúng ta đều đang sống trong những bong bóng tưởng tượng 438
    Apr 27 2023
    Giống như một quốc gia có chủ quyền với vùng trời phía bên trên lãnh thổ, não bộ chúng ta cũng vô thức tạo ra những vùng đệm như vậy. Nó tuyên bố sở hữu một không gian mở rộng ra phía bên ngoài làn da. Chắc chắn bạn đã từng trải nghiệm nó, một tình huống mà không gian riêng tư của bạn bị xâm phạm nghiêm trọng: Bố mẹ đột nhiên vào phòng mà không gõ cửa, giờ cao điểm phải đứng trên xe bus, một bà cụ lạ mặt tiếp cận bạn ở quán ăn với rổ kẹo cao su trên tay… Nhưng cảm giác về không gian riêng tư còn là một thứ gì đó nhạy cảm hơn thế, đến nỗi, vô thức của bạn có thể lờ mờ cảm thấy những lúc nó đang bị đánh cắp. Thử nhớ lại thời còn đi học mà xem, chúng ta đều biết chính xác khi nào một giám thị trong phòng thi đang tiến đến gần mình. Trong giờ kiểm tra văn, bạn đang viết trôi chảy thì giáo viên đến đằng sau và đọc trộm bài bạn. Lúc đó, tự nhiên bạn sẽ cảm thấy bối rối và không biết viết gì tiếp nữa.
    Show more Show less
    16 mins
  • Sự sống có thực sự đang tồn tại trong mắt bão của Sao Mộc không?
    Apr 25 2023
    Sao Mộc là nơi có khí hậu vô cùng khắc nghiệt với vô số cơn bão khác nhau. Nhưng cơn bão nổi tiếng nhất lại có tên là "Vết Đỏ Lớn", các nhà khoa học dự đoán rằng cơn bão này mạnh đến mức có thể nuốt chửng được cả Trái Đất - nó lọt vào tầm mắt quan sát của nhân loại trên địa cầu từ năm 1830.
    Show more Show less
    5 mins
  • Các nhà sinh học Trung Quốc chỉnh sửa gen để loại bỏ xương dăm trong cá diếc
    Apr 22 2023
    Các nhà nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Thủy sản Hắc Long Giang của Viện Khoa học Thủy sản Trung Quốc đã nuôi thành công loại cá diếc đầu tiên trên thế giới mà không có xương dăm, đánh dấu một bước đột phá lớn về lý thuyết và kỹ thuật trong chăn nuôi thủy sản. Đáng chú ý, đây là một loại cá diếc đã được chỉnh sửa gen. Cá diếc là một loài cá nước ngọt có da cứng, nhiều xương, chủ yếu được ăn ở Đông Âu và Châu Á. Tuy nhiên, cá diếc lại có khá nhiều xương dăm, gây khó khăn cho việc ăn và chế biến ở quy mô công nghiệp. Việc loại bỏ di truyền các xương dăm của cá diếc có thể mở ra nhiều cơ hội thương mại hơn.
    Show more Show less
    3 mins