• Chuyện chờ Tết của một người hoàn toàn xa lạ
    Jan 26 2025

    Tết – thời khắc đặc biệt nhất trong năm, là lúc người ta chờ đợi những điều giản dị và đẹp đẽ nhất. Trong tập podcast lần này, chúng ta sẽ cùng khám phá câu chuyện đầy cảm xúc về một người lạ vô tình "xuất hiện" trong Google Calendar của mình. Qua những dòng sự kiện giản đơn, mình hình dung về một người đàn ông trung niên sống xa quê, đang chuẩn bị cho hành trình trở về Việt Nam đoàn viên với gia đình.

    Tết là chờ đợi – chờ cảm giác thả lỏng khi về nhà, ôm trọn gió biển và những ký ức tuổi thơ trong lành. Là chờ những khoảnh khắc cùng gia đình quây quần bên mâm cơm, không trách móc, không phán xét. Là những niềm vui được nhìn thấy mẹ hạnh phúc, em trai tất bật chuẩn bị đám cưới, hay chỉ đơn giản là một người xa lạ, ở đâu đó, đang háo hức cho cái Tết đoàn viên đầu tiên sau nhiều năm xa cách.

    Từ câu chuyện người lạ ấy, mình nhận ra rằng: Tết không chỉ là một cái cớ để trở về, mà còn là lý do để tất cả chúng ta tìm thấy hạnh phúc trong những điều bé nhỏ, trong cảm giác háo hức chờ mong như thơ trẻ.

    Đừng bỏ lỡ tập podcast đặc biệt này, để lắng nghe những suy tư, kỷ niệm, và sự ấm áp mà Tết mang lại, qua những câu chuyện nhỏ nhưng đầy xúc cảm. 🌸✨

    Show more Show less
    9 mins
  • Về nhà ăn Tết - Từ bóng tối Xuân vẫn nở hoa
    Jan 23 2025

    "Lắng Nghe Tết Qua Những Đôi Tay" là một hành trình cảm xúc đến với không gian đặc biệt của một tiệm tẩm quất người mù trong những ngày cuối năm tất bật. Qua từng câu chuyện giản dị và tiếng cười ấm áp, podcast sẽ đưa bạn khám phá những âm thanh độc đáo của Tết – từ tiếng dép kéo nhẹ trên sàn, tiếng nhạc xuân vang lên khe khẽ, đến những lời chia sẻ chân thành về hành trình trở về quê nhà. Một góc nhìn khác về Tết – không chỉ để nhìn, mà để lắng nghe và cảm nhận bằng cả trái tim.

    Hãy cùng Tada chạm vào những khoảnh khắc nhỏ bé nhưng đầy ý nghĩa trong mùa đoàn viên. 🎧✨

    🌟 Đừng quên kết nối với Tada tại:

    • Website chính thức: https://tadale.com/
    • Tất cả các kênh podcast của Tada: https://tadale.transistor.fm/shows

    Hãy theo dõi để không bỏ lỡ bất kỳ câu chuyện thú vị nào từ series "Những câu chuyện nhỏ của Tada"!

    Show more Show less
    9 mins
  • Về nhà ăn Tết - Chuyện của anh Thào A Chứ
    Jan 19 2025

    Tết không chỉ là thời điểm chuyển giao của đất trời, mà còn là hành trình trở về - nơi mỗi người tìm thấy niềm vui, sự đoàn viên và những giá trị giản dị mà thiêng liêng. Trong tập podcast này, Tada sẽ kể cho bạn nghe câu chuyện của Thào A Chứ, một người chạy xe công nghệ giữa Hà Nội tấp nập nhưng luôn hướng về quê nhà Tủa Sín Chải, Lai Châu.

    Hành trình về nhà của anh không chỉ là những cung đường đèo dốc, mà còn là hành trình chạm đến tinh thần Tết – sự náo nức, những ước mong trọn vẹn và niềm hạnh phúc từ những điều nhỏ bé nhất.

    Cùng Tada lắng nghe và cảm nhận không khí Tết qua câu chuyện này nhé!

    🌟 Đừng quên kết nối với Tada tại:

    • Website chính thức: https://tadale.com/
    • Tất cả các kênh podcast của Tada: https://tadale.transistor.fm/shows

    Hãy theo dõi để không bỏ lỡ bất kỳ câu chuyện thú vị nào từ series "Những câu chuyện nhỏ của Tada"!

    Show more Show less
    9 mins
  • Về nhà ăn Tết: Chuyện của một người bán cháo lòng trên đất khách
    Jan 5 2025

    Tôi gặp anh vào một buổi chiều cuối năm, giữa những con phố nhỏ của Siem Reap, nơi du khách tấp nập nhưng lòng tôi chợt lắng lại khi nghe tiếng Việt thân thuộc từ chính người bán cháo lòng phía trước. Như một thói quen, tôi ra dấu mua một tô cháo. Và như một linh cảm đặc biệt, tôi buột miệng cảm ơn anh bằng tiếng Việt. Ngay lập tức, ánh mắt anh sáng lên, nụ cười nở trên gương mặt rám nắng. Ở nơi xa lạ này, cảm giác nghe tiếng quê hương thật khác biệt, như một sợi dây vô hình nối liền hai tâm hồn cùng cội nguồn.

    Chúng tôi nói chuyện, và anh kể tôi nghe câu chuyện của mình – một câu chuyện về hành trình mưu sinh nơi đất khách, nơi mà mỗi bước đi đều chất chứa nỗi nhớ nhà và trách nhiệm gồng gánh gia đình.

    Hai năm trước, anh cùng vợ rời quê Trà Vinh vì đất ruộng không đủ nuôi sống cả nhà, càng không thể lo cho cô con gái nhỏ vừa tròn một tuổi. Anh bàn với vợ, gửi con lại cho ông bà nội ngoại chăm sóc, rồi cả hai gom góp số tiền ít ỏi để qua Siem Reap. Họ thuê một căn phòng nhỏ ở ngoại ô, vừa là nơi nghỉ ngơi, vừa là bếp nấu. "Ở thành phố du lịch này, không có nghề gì lương thiện mà dễ kiếm hơn việc bán đồ ăn," anh cười hiền, ánh mắt lấp lánh niềm hy vọng.

    Vốn liếng ít ỏi chỉ đủ cho một chiếc xe đẩy tự chế, cũng là nơi anh biến thành "quán cháo lòng di động." Những ngày đầu, anh và vợ phải dậy từ 3 giờ sáng để nấu cháo, rồi cùng nhau đẩy xe ra chợ. Mỗi ngày trôi qua như một thử thách, khi cả tháng đầu tiên họ phải mang nửa nồi cháo còn lại về, ánh mắt nhìn nhau vừa buồn bã, vừa kiên cường. Lạ nước lạ cái, không ai quen biết, chuyện kiếm sống quả không dễ dàng.

    Nhưng rồi thời gian dần trôi, họ bắt đầu quen khách, những người bán hàng quanh khu chợ cũ cũng thân thiện hơn với hai vợ chồng hiền lành từ Việt Nam. Công việc cải thiện, anh bán cháo hai lần một ngày: buổi sáng ở bệnh viện trung tâm, buổi chiều giao hàng cho tiểu thương. Chị Thy – vợ anh, giờ cũng mở một hàng bán trứng vịt lộn nho nhỏ ở mé chợ.

    Những ngày cuối năm, nghe anh kể chuyện chuẩn bị Tết mà lòng tôi cũng náo nức theo. Tết năm ngoái, anh chị nghèo quá nên ở lại. Năm nay, gom góp cả năm, họ quyết tâm về quê đón Tết từ 24 tháng Chạp đến qua Giêng. Anh chị chuẩn bị bao nhiêu thứ: từ những bộ váy nhỏ xinh, nơ kẹp tóc cho con gái, đến quà bánh cho ông bà. "Chắt chiu cả năm để vài ngày Tết đủ đầy," anh cười nói nhẹ như gió, nhưng ánh mắt ấm áp đến lạ.

    Tôi nhớ về những dòng sông Cửu Long, nơi khởi nguồn những con người như anh chị. Trong sâu thẳm trái tim người xa xứ luôn có một mạch nguồn chảy về cố hương, nơi từng dạy ta lớn, biết thương, và biết nhớ. Mùa xuân và Tết không chỉ là thời khắc, mà là lời nhắc nhở rằng chúng ta luôn cần một mái ấm, một nơi để trở về. Ai bảo rằng miền Nam nắng gió thì không cần hơi ấm, bạn nhỉ?

    Show more Show less
    7 mins
  • Chuyện nhỏ trên chiếc xe biển 97
    Dec 25 2024

    Sáng Hà Nội se lạnh, mình bước lên một chiếc xe Grab biển số 97 – Bắc Kạn. Đây là một biển số ít gặp ở Thủ đô, và rồi cuộc gặp gỡ bất ngờ với cậu tài xế trẻ họ Đàm, tên Chung, đã mở ra một câu chuyện nhỏ khiến cả ngày của mình bừng sáng.

    Chung, 26 tuổi, là chàng trai người Tày đến từ xã Cao Thượng, huyện Ba Bể – nơi núi non hùng vĩ cách thành phố Ba Bể khoảng 80km. Cậu xuống Hà Nội học tiếng Hàn, chuẩn bị cho giấc mơ xuất khẩu lao động. Ban ngày Chung đi học, còn sáng sớm và tối muộn thì chạy xe ôm. Cậu ở cùng mấy người bạn cùng làng, cũng xuống Hà Nội chạy Grab.

    Ngay từ những câu nói đầu tiên, giọng nói lơ lớ nhưng hào sảng của Chung đã khiến mình cảm giác như đang ngồi giữa bạt ngàn núi rừng Tây Bắc. Chung tự hào kể rằng mình nói tiếng Tày rất giỏi, và ngày nào cũng dùng tiếng Tày để trò chuyện với bạn cùng phòng. Mấy anh em mỗi lần ra phố chơi, cứ vô tư nói tiếng Tày khiến mọi người xung quanh tò mò, không biết họ là người Tày hay người Thái.

    Chung kể chuyện bằng giọng điệu đầy màu sắc, mắt híp lại mỗi khi cười, làm không gian buổi sáng cũng như sáng bừng. "Em chạy xe giỏi lắm!" – Chung cười khoe. "Hồi đầu ra đây nhìn xe đông cũng sợ, nhưng giờ thì quen rồi. Đường đồi núi em còn chạy được, đường phố thế này nhằm nhò gì!"

    Khi mình hỏi đùa: “Thanh niên miền núi như em chắc giờ này có vài con rồi chứ?” Chung bật cười: “Đâu, em khác thế hệ trước. Giờ còn sớm lắm!” Một câu trả lời gọn ghẽ nhưng chứa đựng cả một suy nghĩ mới mẻ. Mình chợt thấy vui vì trước mắt là chân dung của một người trẻ vừa giữ được cái cốt cách của bản làng, vừa mang trong mình tư duy mở với cuộc sống mới.

    Chung kể về Tết. Tết ở quê cậu là những ngày vui nhất, và năm nay cậu háo hức về nhà ngay Rằm tháng Chạp để dự đám cưới cô em họ, rồi ở lại ăn Tết. Nghe Chung tả về không khí Tết ở Cao Thượng, mình bỗng thấy Tết trở nên gần gũi hơn, ấm áp hơn – dù chỉ qua lời kể của một chàng trai đang sống xa nhà.

    Trước khi chia tay, mình còn học được một câu tiếng Tày nhỏ xinh từ Chung để nói lời cảm ơn. “Pjom bái!” – mình nói khi bước xuống xe, và thấy lòng nhẹ bẫng. Hà Nội buổi sáng vẫn vậy, nhưng nhờ một câu chuyện nhỏ trên chuyến xe biển 97, mọi thứ bỗng trở nên đẹp hơn, giản dị mà đáng nhớ hơn.

    “Những câu chuyện nhỏ của Tada” là nơi mình lưu giữ những khoảnh khắc đời thường, những niềm vui nhỏ xinh mà cuộc sống mang lại. Có những điều bé nhỏ như cuộc gặp với cậu tài xế người Tày này, nhưng đủ để làm bừng sáng cả ngày.

    Show more Show less
    7 mins
  • Chuyện ở Chicago - hay còn gọi là Chí Thoòng - thành phố gió
    Oct 13 2024
    1. Zu là một cô gái rất cừ – rất đáng để học hỏi và để yêu quý thật nhiều. Zu có thể nói chuyện với bất kì ai, nói rất nhiều, thao thao bất tuyệt, nhưng cũng có thể im lặng cả tuần trời. Giỏi là chưa đủ, đức khiêm cung là thứ mà tôi học được rất nhiều từ cô em bé nhỏ này. Hàng ngày trên newsfeed của tôi vẫn hiện ra một vài thậm chí rất nhiều bạn trẻ “kêu gào” một cách “hốt hoảng” quá lố “đầy giật gân” về tĩnh, về thiền tịnh nhưng thật ra trong tâm thì đầy bão tố. Ở Zu dù chẳng bao giờ nói ra, nhưng cô ấy rất “tĩnh”, và “tĩnh thật thông minh” và luôn biết rất rõ mình đang ở đâu trong hành trình cuộc đời mình. Chu du khắp nơi trên thế giới, một người trẻ với lòng nhiệt thành luôn hừng hực với thế giới bao la, chẳng phải là thứ hành trang quý mà cả đời ta cần dành dụm hay sao?
    2. Chí Thoòng là tên gọi thân thương chúng tôi dành cho Chitown – Chicago – thành phố đầy gió đầy quyến rũ mà chúng tôi “tự nhiên” “dại dột” yêu ngay từ mùa hè đầu tiên đặt chân đến. Ở đây, gió không bao giờ ngừng thổi và ngay giữa nhịp thị thành ồn ào đó vẫn luôn có chỗ cho một bà lão ngồi chơi cả ngày với chim bồ câu, tĩnh lặng nhìn nhịp đời trôi chảy. Chúng tôi tin là mình may mắn khi được yêu Chicago vì đó là một cô gái có hồn và gương mặt không góc chết. Cô ấy có thể xinh đẹp rực rỡ giữa nắng hè Mid-west rồi đột nhiên thuỳ mị hẳn giữa điệp trùng “thu vàng” làm tung bay tóc, và rồi một sáng ta thấy má mình ửng đỏ, hơi thở phất phơ đầy khói và mỉm cười hít hơi lạnh của đông về trong cảnh lung linh của tuyết. Và xuân nồng, và lộc mới, cô gái này luôn đẹp dù ở bất cứ góc nào. Chúng tôi tin là sau hai năm ở đất này, hiểu rõ thứ “Vibe” kì diệu mà không thành phố nào có được, cũng là lý do khiến cho Chí Thoòng lạ mà vẫn dịu đến vậy.

    3. Và chúng tôi, hai đứa du học sinh được run rủi học cùng thành phố, cái xong tự nhiên thấy mình cũng giống nhau lạ. Hay len lén giấu những chộn rộn xôn xao của những tâm hồn “hoa ti gôn” vào những góc khuất để giả vờ là không quan tâm nhưng thật ra làm sao giấu được bản chất của những người sống bằng trái tim “chưa bao giờ nguội lạnh” trước cảnh, trước người và nhip sống quanh mình để luôn dũng cảm hú hét ầm lên với chính mình về lòng nhiệt thành dành cho cuộc sống. Chúng tôi cách nhau cả thảy là 7 trạm tàu (4 tàu đỏ và 3 tàu tím) và cùng sống ngay sát bên hồ Michigan, cả hai hiểu nhau như lòng bàn tay, hiểu rõ những lúc hay “moody” nhất. Zu “phát minh” ra danh hiệu “Đại ka” để rồi mình lấy đó làm trách nhiệm cho cả đám đàn em cùng lứa FB 2015 cùng vượt biển. Chúng tôi cùng vượt qua những lần đói no cùng nhau. Đói no là một từ nghe có vẻ cliche và “Ngô Tất Tố” nhưng thật ra nó hoàn toàn chính xác khi miêu tả về những tình huống này. Cô em sẵn sàng Wire nóng vét túi toàn bộ tiền cho thằng anh mua bánh mì cầm cự những ngày cuối tháng. Những ngày gần cuối của Zu ở thành phố gió, hai anh em lang thang qua những con phố quen để lại mỉm cười với cô gái Chicago – đẹp không tì vết, để thấy kỉ niệm ăm ắp ở khắp nơi, để tai vẫn nghe văng vẳng tiếng tàu đỏ báo ga sắp tới để thấy mình lại “len lén” mắt cay tay vẫy cho những cuộc chia tay “cần phải có” của đời người.

    À mà không! Chia tay nghĩa là “hẹn gặp lại” mà, em gái nhỉ 🙂

    Show more Show less
    20 mins
  • Hà Nội mùa thu - Hành trình kỉ niệm
    Oct 2 2024
    Nhìn lại hành trang tuổi đời, sinh ra, lớn lên, sống và làm việc ở nhiều vùng đất trên khắp Việt Nam và trên thế giới, tôi ít khi đếm lại mình đã đi qua những đâu, gặp gỡ những ai… Vì suy cho cùng, cảm thức quan trọng hơn những con số khô khan chỉ để đếm. Sáng nay, khi ra đường đi làm bắt gặp gió thu và xôn xao trên phố là những hân hoan của 70 năm ngày giải phóng Thủ đô, tôi quyết định thử lần đầu tiên đếm xem mình đã ở Hà Nội bao lâu so với các thành phố khác. Hoá ra thời gian tôi sống và làm việc ở Hà Nội đang là nhiều nhất, nhiều hơn cả vùng đất tôi sinh ra và lớn lên. Nếu người ta tính theo số năm sống và trải nghiệm ở một vùng đất để gọi một nơi chốn là “quê” thì Hà Nội có lẽ với tôi cũng là một quê hương từ lúc nào không biết…. Tôi ra Hà Nội lần đầu tiên vào những năm 2000, tham gia vòng chung kết một cuộc thi Hùng biện tiếng Anh do Ban Khoa Giáo tổ chức. Lúc đó hàng không vẫn còn đắt đỏ nên Đài cho đi tàu và cũng là một chuyến hành trình đáng nhớ từ Nam ra Bắc. Vẫn nhớ như in cảm thức tinh khôi khi 5h sáng tàu chuẩn bị đi qua những ga đầu tiên của Hà Nội là Giáp Bát, Văn Điển, bắt đầu cửa ngõ thủ đô. Lúc này trên loa của tàu rộn ràng thông báo hành khách chuẩn bị tư trang hành lý để xuống ga Hàng Cỏ và cũng rộn ràng hơn bởi tiếng nhạc của bài “Hà Nội một trái tim hồng”. Lúc đó Hà Nội trong tôi là một thủ đô kinh kì, phủ màu sepia của những thứ xưa cũ nhuốm màu thời gian. Hà Nội nhỏ nhẹ, nho nhã kiểu như một chàng thanh niên rất lịch sự và bặt thiệp trong giao tiếp nhưng cũng rất khó hiểu. Khó hiểu đầu tiên với một người phương Nam là ngôn từ. Sau này khi sống đủ lâu ở đây tôi mới bắt đầu quen với những từ vựng “mới” ở phiên bản “miền Bắc”. Ví như đi mua “cái mền” thì phải dùng từ “cái chăn” còn “cái mùng” thì là “cái màn”. Hay “rau ngò” ngoài này gọi là “rau mùi” còn “ngò gai” thì là “mùi tàu”. Thứ cây nấu canh chua ở miền Nam gọi là “bạc hà” còn ngoài này gọi là “dọc mùng”. Sự khác nhau về từ vựng chỉ là một thứ, các địa danh của Hà Nội lúc đó cũng làm cho tôi vừa lạ, vừa buồn cười. Những địa danh nghe rất ngắn, cộc lốc như là Chèm, Nhổn…tất nhiên là làm ta thấy rất lạ. Tôi cũng lạ lẫm và bật cười thành tiếng khi đi ngang qua một tấm biển ở phố Hàng Bông - đề chữ “Nhà trồng răng Sinh Sinh”. Giờ thì nhiều phòng khám nha khoa, phòng răng đã dùng những phiên bản “toàn dân” hơn, nhưng cái “nhà trồng răng Sinh sinh” thuở ấy cứ mãi nằm ngoan trong ký ức như một thứ “rất Hà Nội”. Sau ngần ấy năm tôi cũng đã ở qua đến gần cả chục điểm khác nhau rải rác trên khắp Hà Nội. Có những chỗ giờ đã mở đường, rất khác xưa, hoặc không còn nữa. Mẹ tôi hay bảo Hà Nội chật chội, nhất là ở khu phố cổ. Tôi thì thấy sống nhiều thành quen, với cả có khi mình thay đổi góc nhìn thì sẽ lại thấy khác. Nhiều người lữ khách chọn Hà Nội làm nơi dừng chân “hơi lâu” có lẽ không chỉ vì cuộc sống mưu sinh mà còn có lẽ vì “quen hơi, quen đất, quen người Hà Nội”. Khái niệm “Người Hà Nội” theo thời gian, những dòng di cư, sự phức tạp của những “mối duyên” cũng trở nên đa dạng hơn. Nhưng may mắn là tôi cũng đã được trải nghiệm nhiều vị của “đặc sản người Hà Nội”. Viết về Hà Nội, nhà văn Nguyễn Việt Hà phác hoạ chân dung “người Hà Nội” thông qua hình ảnh “con giai phố cổ” vừa hóm hỉnh giễu cợt vừa ấm áp: “Bọn họ thong thả ăn, tinh tế mặc, chầm chậm sống. Có bọn họ, Hà Nội hôm nay mới có nổi dăm bảy hàng phở ngon, vài ba quán cà phê thị dân sâu lắng”; “Ngày nay, lớp cao bồi già đang tuyệt tự dần. Chẳng biết họ hay hay dở, nhưng… không có họ, Hà Nội sẽ vĩnh viễn mất đi một khoảng trống bi tráng nhố nhăng” (Cao bồi già Hà Nội). Có lẽ rất khác biệt với các thành phố khác, đến đây vào bất cứ thời điểm nào trong năm, người lữ khách sẽ được nhắc nhớ bởi những sắc hoa “...
    Show more Show less
    16 mins
  • Tàu tốc hành lên thiên đường
    Jun 4 2024

    “Chuyến tàu tốc hành lên trời”, “hoả tiễn phóng lên nóc nhà thế giới” và còn nhiều tên gọi khác là những mỹ danh rất đẹp để gọi Chuyến hoả xa từ Thành Đô đi Lhasa mà tôi sắp miêu tả dưới đây. Với tôi, đơn giản đây là một chuyến hoả xa rất đáng nhớ với rất nhiều những trải nghiệm “lần đầu tiên” trên tuyến đường sắt cao nhất và với lộ trình dài nhất mà tôi từng được trải qua.

    Show more Show less
    13 mins